- Trang chủ|Tin tức hoạt động
Tin tức hoạt động
TỔ CHỨC TẬP HUẤN ỨNG DỤNG QUY TRÌNH-KỸ THUẬT LÊN MEN TRÁI CÂY DÙNG TRONG CHĂN NUÔI
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ LẠC XUÂN
TẬP HUẤN
GIỚI THIỆU MÔ HÌNH ỨNG DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT LÊN MEN TRÁI CÂY DÙNG TRONG CHĂN NUÔI
Chủ nhiệm đề tài: Ông Sển Cuốn Tắc – Chuyên ngành Thú y
Tổ chức chủ trì: UBND Xã Lạc Xuân
NỘI DUNG
1. Vai trò của thuốc kháng sinh trong chăn nuôi:
- Phòng ngừa, kiểm soát và điều trị các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật.
- Kích thích sinh trưởng ở gia súc khi sử dụng liều nhỏ.
2. Tác hại của thuốc kháng sinh trong chăn nuôi:
- Sử dụng kháng sinh không hợp lý và không nhằm cho mục đích điều trị dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh =>Kháng sinh mất tác dụng khi cần điều trị bệnh cho vật nuôi.
- Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi làm tăng tồn trữ kháng sinh trong thực phẩm, có tác hại trực tiếp cho sức khoẻ con người.
- Chi phí cao
3. Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi có xu hướng giảm mạnh:
- Thuỷ Điển là nước đầu tiên cấm sử dụng một số thức ăn chăn nuôi năm 1986
- Liên minh châu Âu (EU) đã cấm sử dụng kháng sinh trong thúc đẩy tăng trưởng và phòng ngừa bệnh trong thức ăn chăn nuôi từ năm 2006. Việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh phải thực hiện theo quy định kê đơn và sử dụng thuốc.
- Trong giai đoạn 2016 – 2018, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi trên thế giới đã giảm tới 27%.
- Đến năm 2026, Việt Nam cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để phòng bệnh, chỉ sử dụng trong thức ăn chăn nuôi để trị bệnh.
KHI VẬT NUÔI CÓ MỘT HỆ TIÊU HOÁ TỐT:
- Hạn chế các bệnh về đường tiêu hoá, đặc biệt là giảm tiêu chảy.
- Hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn, tăng trưởng đều đặn và nhanh chóng.
- An toàn cho sức khoẻ con người, mang lại một nguồn thực phẩm sạch.
- Hiệu quả kinh tế, giảm lượng thuốc sử dụng.
- Phân, nước tiểu giảm mùi hôi, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Giới thiệu mô hình
Ủ lên men vi sinh từ các nguyên liệu:
+ Chuối chín
+ Sữa chua
+ Trứng gà
+ Bã đậu nành
+ Cám gạo
+ Đường mật
- Thời gian ủ: Từ 7 – 10 ngày
=> Sau đó sử dụng men đã thành phẩm trộn với thức ăn, nước uống cho bò và heo ăn hàng ngày.
Chi tiết phương pháp:
Tỉ lệ nguyên liệu cho sản xuất 100lit men vi sinh:
+ Chuối chín: 5kg
+ Sữa chua: 20 hộp
+ Trứng gà: 2kg
+ Bã đậu nành: 5kg
+ Cám gạo: 10kg
+ Đường mật: 10 lit
Chi phí dao động: 500.000đ – 600.000đ/100 lit
- Sau khi chuẩn bị đủ nguyên liệu, cho tất cả nguyên liệu vào 1 phuy chứa:
+ Bóp nát chuối để quá trình phân huỷ được diễn ra nhanh hơn;
+ Làm bể trứng gà;
+ Cho tất cả các thành phần còn lại vào đảo trộn đều, cho thêm nước đến khi đủ 100lit.Tủ lưới đen để ngăn ngừa côn trùng xâm nhập. Thời gian ủ men từ 7-10 ngày.
Lên men diễn ra tốt trong điều kiện tiếp xúc với không khí, để tạo điều kiện tốt cho quá trình lên men cần khuấy trộn mỗi ngày hoặc lắp máy sục khí liên tục trong thời gian ủ.
Sử dụng men thu được:
- Sau 7 – 10 ngày men đã có thể sử dụng được, dưới dạng chất lỏng, mùi thơm của lên men trái cây và mật rỉ đường => Tách lấy phần chất lỏng sử dụng, phần xác chưa phân huỷ hết có thể thêm nguyên liệu vào tiếp tục ủ đợt men mới.
- Sau khi thu được 100lit men thành phẩm, có thể trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho vật nuôi sử dụng.
- Với 100 lít men có thể trộn với 2 tấn cỏ voi, ủ từ 5-7 ngày sau đó cho bò ăn; hoặc 1lit men trộn với 50kg cám cho heo ăn.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Thời gian theo dõi : 60 ngày
Đối tượng theo dõi:
- 7 con bò với trọng lượng ban đầu: 200kg
- 30 con heo rừng con với trọng lượng ban đầu: 15kg
Các chỉ số theo dõi:
Lượng thức ăn mỗi ngày
- Bò:
+ Thức ăn có trộn men: tiêu thụ 40kg cỏ/ ngày
+ Thức ăn không trộn men: tiêu thụ 35kg cỏ/ ngày
- Heo rừng:
+ Cám có trộn men: tiêu thụ 3kg cám/ ngày
+ Cám không trộn men: tiêu thụ 3kg cám/ ngày
Tỉ lệ tăng khối lượng:
- Bò: Sau 60 ngày theo dõi
+ Sử dụng thức ăn có trộn men: Tăng 32% khối lượng sau 2 tháng (Từ trung bình là 200kg lên trung bình là 264kg)
+ Thức ăn không trộn men: Tăng 17% khối lượng sau 2 tháng (Từ trung bình là 200kg lên trung bình là 234kg)
- Heo rừng:
+ Cám có trộn men: Tăng 62% khối lượng sau 2 tháng (Từ trung bình là 15kg lên trung bình là 24,3kg)
+ Cám không trộn men: Tăng 42% khối lượng sau 2 tháng (Từ trung bình là 15kg lên trung bình là 21,3kg)
Yếu tố dịch tể:
- Bò: Sau 60 ngày theo dõi
+ Sử dụng thức ăn có trộn men: không theo dõi thấy bệnh đường ruột trong 2 tháng
+ Thức ăn không trộn men: xuất hiện 1 lần tiêu chảy khi thay đổi thời tiết.
- Heo: Sau 60 ngày theo dõi
+ Sử dụng thức ăn có trộn men: không theo dõi thấy bệnh đường ruột trong 2 tháng
+ Thức ăn không trộn men: xuất hiện 2 lần tiêu chảy khi thay đổi thời tiết.
- Mỗi lần vật nuôi gặp các vấn đề về bệnh đường ruột ảnh hưởng rất nhiều yếu tố:
+ Chi phí điều trị:
Thời gian điều trị từ 3 – 5 ngày
Chi phí điều trị kháng sinh cho 01 heo con: 1 ngày 100.000đ/con/ngày Chi phí điều trị kháng sinh cho 01 con bò: 1 ngày 300.000đ – 500.000đ/con/ngày + Sút cân:
Vật nuôi bị mất sức, hệ tiêu hoá mất khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, sụt cân trong quá trình điều trị bệnh.
+ Cần thời gian hồi phục, tăng trưởng lại => kéo dài thời gian nuôi => ảnh hưởng đến kinh tế.
Chất lượng thịt:
- Kết quả thu được thịt với chất lượng cao, không có dư lượng kháng sinh, an toàn cho sức khoẻ con người.
Thịt sạch được thị trường chào đón với giá thành tốt hơn chăn nuôi công nghiệp
Yếu tố môi trường trong chăn nuôi:
- Khi hệ vi sinh đường ruột của vật nuôi được ổn định, lượng thức ăn được tiêu hoá tốt trong ruột, khi chất thải ra môi trường cũng giảm mùi hôi phát tán.