Quy mô dự án cấp Bộ, Tỉnh, Thành phố/Huyện thì làm Giấy phép môi trường; cấp xã thì làm Đăng ký môi trường

Đăng kí Môi trường

Đối tượng thực hiện:

Theo điều 49, Luật BVMT, đối tượng phải đăng ký môi trường bao gồm:

  • Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thược đối tượng phải có giấy phép môi trường.

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

Xin giấy phép môi trường

Đối tượng thực hiện:

  • Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, nhóm III có phát sinh nước thải, bụi khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào hoạt động chính thức.

  • Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 điều này.

Đánh giá tác động môi trường

Đối tượng thực hiện:

Căn cứ quy định tại điều 18 luật bảo vệ môi trường năm 2014 đối tượng thực hiện bao gồm:

  • Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ

  • Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử văn hoá, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng

  • Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Đối tượng thực hiện:

  • Các cơ sỏ xản xuất lớn hoặc nhỏ

  • Các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ (có từ 10 phòng trở lên)

  • Các bệnh viện, phòng khám, trường học

  • Các nhà hàng không phân biệt quy mô nhỏ lớn

  • Chung cư, toà nhà, các công trình xây dựng

  • Các khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại và siêu thị

Báo cáo quan trắc môi trường lao động

Đối tượng thực hiện:

  • Tất cả các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng người lao động. Không phân biệt quy mô, ngành nghề kinh doanh, đối tượng lao động.