- Trang chủ|Tài liệu - kỹ thuật
Tài liệu - kỹ thuật
4 CÁCH SỬ DỤNG BÃ CÀ PHÊ HIỆU QUẢ NHẤT
I. Đầu tiên chúng ta cần hiểu về tính chất của bã cà phê:
- Cà phê có tính a-xít khá cao: Cà phê có độ pH khoảng 5.1, điều này rất tốt cho những loại cây khác đòi hỏi độ a-xít cao như: Việt quất, nam việt quất, cây họ cam quýt và một số loại hoa như: Hoa trà, dành dành và đỗ quyên . Bạn chỉ cần rắc một nắm bã cà phê gần rễ cây khi bắt đầu mùa trồng trọt để tăng độ a-xít.
Một số loại hoa sẽ nở hoa màu khác khi trồng trên đất có tính a-xít cao. Ví dụ: cây cẩm tú cầu có thế nở hoa màu xanh da trời khi đất trồng có tính a-xít cao.
Tuy nhiên, tính a-xít tự nhiên của bã cà phê không thích hợp cho đất trồng thông thường. Một nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng bã cà phê khi trồng bông cải xanh, tỏi tây, củ cải, viola và hướng dương khiến cho cây trồng chậm phát triển. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tăng trưởng kém hơn là do các hợp chất trong cà phê ngăn chặn trao đổi tự nhiên của thực vật. Để giảm độ a-xít, có thể trộn một ít vôi (vôi nông nghiệp-có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp với giá khá rẻ) vào bã cà phê. Vôi có tính kiềm, sẽ trung hòa độ a-xít trong bã cà phê; sau đó có thể bổ sung trực tiếp vào đất trồng như một lớp phủ hoặc chất điều hòa đất.
- Bã cà phê còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cây phát triển khỏe mạnh. Bạn có thể xem thông tin sau:
Bã cà phê có hàm lượng cao: N, Mg, K
Bã cà phê không có hàm lượng cao: P, Can-xi
II. Bây giờ chúng ta đi vào từng cách sử dụng bã cà phê một cách cụ thể nhé:
1. Bổ sung bã cà phê vào đống ủ compost (phân hữu cơ) của bạn:
Ngoài việc cung cấp thêm chất hữu cơ, bã cà phê còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình hoại mục phân trộn. Bã cà phê được coi là phân “xanh” cùng với các nguyên liệu ướt và giàu dinh dưỡng khác. Nếu cho nhiều bã cà phê vào phân trộn, bạn cần cân bằng lại bằng cách bổ sung thêm phân “nâu”: các nguyên liệu khô, cồng kềnh như cành lá khô, giấy báo, rơm, vỏ ngô, mạt cưa, v.v… để đống ủ diễn ra tốt nhất cần có tỷ lệ 4:1 cho phân "nâu" với phân "xanh". Nếu tỷ lệ phân "xanh" nhiều, phân ủ của bạn sẽ bị bốc mùi. Còn nếu phân "nâu" nhiều, phân sẽ không đủ nóng để chuyển hóa chất.
2. Dùng bã cà phê làm dung dịch phân bón cho cây:
Bã cà phê không chỉ được bổ sung trực tiếp xuống đất trong vườn mà bạn còn có thể làm dung dịch phân bón từ bã cà phê. Bỏ một nắm bã cà phê vào xô nước. Để gọn vào nơi mát, khoảng 1-2 ngày. Dung dịch thu được sẽ có màu hổ phách. Lược bỏ bã cà phê và dùng dung dịch này để tưới cây. Dung dịch này có độ a-xít và chất dinh dưỡng tương tự như bã cà phê bình thường, do đó bạn nên sử dụng thận trọng nếu tưới cho loại cây không đòi hỏi nhiều ni-tơ, kali và không ưa a-xít. Với cách này, bạn có thể kết hợp cùng với xác trà để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng và vi lượng. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp này như một loại phân bón lỏng cho vườn và các thùng chứa. Nó cũng là một loại phân bón dinh dưỡng cực tốt khi phun trực tiếp lên thân và lá cây.
3. Sử dụng bã cà phê để nuôi giun:
Nếu nuôi giun quế, bạn sẽ có cơ hội tuyệt vời để tận dụng bã cà phê. Giun thích ăn bã cà phê, do đó bạn cứ thoải mái đổ nhiều bã cà phê vào thùng nuôi giun hoặc đống phân trùn quế. Lưu ý, bã cà phê phải là một phần trong chế độ dinh dưỡng cân bằng cho giun: các mẩu rau và hoa quả, giấy báo, lá cây và những thứ tương tự cần được bổ sung kèm với bã cà phê; không nên cho quá nhiều cùng một lúc, vì tính a-xit có thể làm hại đến sâu bọ côn trùng trong đất.
4. Dùng bã cả phê xây dựng hàng rào ngăn chặn các loại sâu bệnh, nấm, động vật gây hại cho cây trồng:
Ốc sên và sên trần có thể gặm nhấm cây cối quý giá của bạn, nhưng chúng không mấy thích thú bã cà phê. Rắc một nắm bã cà phê xung quanh gốc cây cần bảo vệ. Nếu sợ tăng độ a-xít trong đất, bạn có thể rắc bã cà phê thành vòng tròn cách xa gốc cây.
Người ta tin rằng bã cà phê có tác dụng nhờ chất caffeine trong đó gây hại cho những loài dịch hại này.
Những người bạn họ mèo cũng không ưa giống loài caffeine này nên sẽ không vào nghịch các cây mỏng manh với cách làm như trên.
Có bằng chứng cho thấy bã cà phê có thể chống lại một số loài nấm làm hại cây cối như: nấm Fusarium, Pythium, và Sclerotinia tấn công rễ cây.
TRÊN ĐÂY LÀ MỘT SỐ THÔNG TIN E&Q VIỆT NAM TỔNG HỢP ĐƯỢC VỀ CÁCH SỬ DỤNG BÃ CÀ PHÊ ĐÚNG CÁCH. HI VỌNG CÓ THỂ GIÚP CẢ NHÀ TẬN DỤNG ĐƯỢC BÃ CÀ PHÊ TRONG CĂN BẾP CỦA MÌNH MỘT CÁCH HỮU ÍCH. RẤT CẢM ƠN VÌ ĐÃ ĐỌC
Tài liệu nguồn tham khảo:
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-b%C3%A3-c...
https://www.gardensalive.com/.../usin.../you_bet_your_garden